Kỹ thuật massage chân không còn xa lạ với nhiều người. Ban đầu việc massage chủ yếu hướng đến sự thư giãn, giảm stress tạm thời. Cho đến khi xu hướng massage chăm sóc được đề cao như hiện nay bởi những công dụng thần kỳ đối với sức khỏe và tinh thần. Vậy massage chân có tác dụng gì? Cùng tìm hiểu ngay nhé.
Massage chân là gì?
Theo y học dân gian, bàn chân được ví như “trái tim thứ 2” của cơ thể vì tập trung nhiều huyệt đạo quan trọng liên kết với các cơ quan. Đồng thời bộ phận này chứa rất nhiều dây thần kinh và mạch máu liên quan đến lục phủ ngũ tạng.
Massage chân là kỹ thuật thủ công dùng đôi bàn tay xoa bóp trực tiếp lên các mô mềm của bàn chân. Massage chân không chỉ là phương pháp thư giãn tạm thời mà còn hỗ trợ chăm sóc, phục hồi sức khỏe hiệu quả. Nhiều khách hàng lựa chọn massage như một phương pháp thư giãn, giảm stress sau một ngày dài mệt mỏi. Với những người cao tuổi khi massage chân thường xuyên cũng giúp xương khớp linh hoạt hơn, tăng độ dẻo dai và duy trì thể trạng tốt. Hiện nay các dịch vụ massage cũng được đầu tư hơn nhằm tối ưu hiệu quả bằng việc kết hợp trị liệu, bấm huyệt ở bàn chân.
Massage chân là gì?
Massage chân có tác dụng gì?
Tác dụng của mát-xa chân cũng như phương pháp thực hiện luôn được đề cao trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Vậy massage bàn chân có tác dụng gì? Dưới đây là những lợi ích đáng kể được nhắc đến nhiều nhất.
1. Giảm căng thẳng, mệt mỏi
Tác dụng đầu tiên mà phương pháp massage mang lại chính là giảm thiểu sự căng thẳng, mệt mỏi. Bàn chân là khu vực chịu áp lực nhiều nhất bởi trọng lượng cơ thể dồn nén xuống trực tiếp. Đây cũng là nguyên nhân chính gây nên những hệ quả đau nhức, tê mỏi thường xuyên. Các động tác massage sẽ giúp xoa dịu đi tình trạng mệt mỏi này và giúp phục hồi lại trạng thái ban đầu.
Đồng thời trong quá trình massage, bàn chân cũng có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và nâng cao sức khỏe.
2. Thúc đẩy lưu thông và tuần hoàn máu
Thường xuyên massage chân cũng giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tuần hoàn máu, vì vậy mà sức khỏe cũng được tăng cường, làn da trở nên tươi trẻ và hồng hào hơn rất nhiều.
Những ai mắc bệnh cao huyết áp và căng thẳng kéo dài do môi trường hoặc di truyền thì chỉ cần khoảng 10 - 15 phút massage cũng giúp cải thiện tâm trạng và hạ huyết áp hiệu quả.
Massage chân có tác dụng gì?
3. Giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ
Massage chân là liệu pháp chữa trị mất ngủ hiệu quả, mang đến giấc ngủ sâu, dài và đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Đồng thời việc massage chân cũng giúp cải thiện các tình trạng giật mình vào lúc nửa đêm, kích thích khu phản xạ giấc ngủ, nhờ vậy mà bộ não được thư giãn, tránh tắc nghẽn mạch máu.
4. Tăng độ bền bỉ, sức chịu đựng của bàn chân
Việc vận động liên tục sẽ khiến sức khỏe bàn chân ngày càng yếu đi, việc này dễ dàng nhận thấy nhất ở những người cao tuổi. Tuy nhiên nếu được massage thường xuyên sẽ giúp gân cốt thêm phần dẻo dai, tăng sức bền trong quá trình di chuyển. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả với những ai thường xuyên chạy bộ hay những động viên cần luyện tập với cường độ cao.
5. Tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật
Như đã nói ở trên, bàn chân chứa các huyệt đạo đặc biệt quan trọng liên quan đến nội tạng trong cơ thể. Vậy nên những tác động tích cực chăm sóc bàn chân sẽ giúp các bộ phận được hoạt động trơn tru và hiệu quả hơn, đặc biệt là hệ bạch huyết. Từ đó mà sức đề kháng được nâng cao, hạn chế sự xâm nhập của virus gây bệnh, phòng chống được nhiều bệnh tật.
Lợi ích của việc massage chân
6. Hạn chế tai biến mạch máu não
Do chịu nhiều áp lực dồn nén nên các mạch máu bị chèn ép và lưu thông kém hơn. Việc massage chân có thể khắc phục vấn đề này một cách hiệu quả. Các tác động vào huyệt đạo sẽ làm mạch máu dưới da giãn nở và lưu thông lên não dễ dàng hơn.
Điều này có thể giúp loại bỏ nguyên nhân gây tai biến vì tắc nghẽn mạch máu. Vậy nên hãy chăm chỉ thực hiện phương pháp này đều đặn, nhất là những người cao tuổi lại vô cùng cần thiết giúp phòng ngừa bệnh tật.
7. Massage chân giúp thải độc cơ thể
Massage chân sẽ giúp kích thích tế bào trao đổi chất nhanh chóng hơn. Nhờ vậy mà hoạt động thải độc tố bên trong diễn ra một cách tự nhiên qua hệ bài tiết. Từ đó cơ thể được thanh lọc, tăng cường sức khỏe tối đa.
Cách massage chân đúng cách và hiệu quả
Với những tác dụng như trên, có thể thấy phương pháp massage này vô cùng có lợi cho sức khỏe và tinh thần. Dưới đây là những gợi ý về các biện pháp điều trị liên quan mà bạn có thể tham khảo.
1. Cách massage chân tại nhà
Để mang đến hiệu quả cho việc tự massage chân tại nhà, bạn có thể tham khảo quy trình sau:
Bước 1: Ngâm chân
Trước khi massage, bạn nên ngâm chân trong nước ấm khoảng 38 độ C, nếu có thêm tinh dầu hoặc thảo dược thì càng tốt. Cách này sẽ giúp làm sạch và giữ ấm chân hiệu quả, đồng thời các tế bào và dây thần kinh ở chân cũng được thư giãn. Sau đó dùng khăn khô lau lại và xoa đều với tinh dầu cho đến khi bàn chân nóng ấm.
Bước 2: Massage nhẹ nhàng
Thực hiện massage ở phía trên đầu ngón chân sau đó trượt dài ra phía sau và đi lên mắt cá. Sau đó nắm bàn chân duỗi thẳng và kéo lên, xuống khoảng 3 - 5 lần.
Bước 3: Massage tổng thể
Đặt 1 tay dưới gót chân, tay còn lại ôm lấy bàn chân rồi xoay tròn. Trong lúc xoay có thể bóp nhẹ từ ngón chân xuống lòng bàn chân và trượt các ngón tay qua khe hở của ngón chân.
Bước 4: Massage lòng bàn chân
Ở vị trí lòng bàn chân, bạn dùng ngón tay massage vòng tròn liên tục từ trên xuống và di chuyển dần sang hai bên. Cuối cùng, ôm lấy toàn bộ bàn chân và vuốt nhẹ từ cổ chân lên đến các đầu ngón chân, thực hiện khoảng 10 - 15 lần.
Cách massage chân tại nhà
2. Cách massage chân cho người già
Người lớn tuổi là đối tượng nên được massage chân thường xuyên nhất nhằm đảm bảo sức khỏe. Nếu không có quá nhiều thời gian đến các trung tâm trị liệu, bạn có thể tự áp dụng phương pháp tự massage sau đây:
- Xoa bóp lòng bàn chân
- Người lớn tuổi nếu muốn tự xoa bóp lòng bàn chân của mình thì có thể đặt hai bàn chân úp vào nhau sau đó chà xát từ 10 - 20 lần.
- Với những người lớn tuổi không thể tự vận động nhiều, bạn có thể dùng tay chà xát, massage nhẹ nhàng lên lòng bàn chân của họ, cũng thực hiện từ 10 - 20 lần.
- Xoa bóp mu bàn chân
- Tương tự cách massage lòng bàn chân, có thể đặt lòng bàn chân này lên mu bàn chân kia để cọ xát khoảng 10 - 20 lần. Hoặc có thể dùng tay để tiện cho việc massage những khu vực đau nhức.
- Day và bấm huyệt dũng tuyền
Bạn cần xác định chính xác vị trí dũng tuyền bằng cách co bàn chân và ngón chân lại với nhau. Vị trí hõm xuống xuất hiện ở ⅓ bàn chân chính là dũng tuyền. Có thể dùng hai ngón tay massage và ấn nhẹ nhàng, đều tay tại vị trí đó, mỗi lần massage chỉ nên thực hiện từ 15 - 20 lần là đủ.
Cho những ai chưa biết việc mát xa lòng bàn chân có tác dụng gì với người lớn tuổi. Cải thiện giấc ngủ, giảm đau nhức xương khớp, tăng cường tuần hoàn máu giúp ngăn ngừa nguyên nhân gây tai biến mạch máu não là những hiệu quả thần kỳ nhất. Vậy nên việc sử dụng phương pháp massage đều đặn từ 2 - 3 lần/ tuần sẽ có tác động tích cực đến việc duy trì tuổi thọ.
Cách massage chân cho người già
3. Massage chân trị liệu-Pattaya Spa
Pattaya là một trong những hệ thống cung cấp phương pháp massage chân nổi tiếng nhất Sài Gòn. Ưu điểm của dịch vụ massage chân tại đây là kết hợp ngâm chân thảo mộc thư giãn và phương pháp bấm huyệt giúp đả thông kinh mạch ở chân. Không đơn thuần là giảm stress tạm thời, massage chân thường xuyên tại Pattaya còn là chuyến “nghỉ mát” ngắn hạn. Không gian sang trọng nhưng lại ấm áp và gần gũi nhờ phong cách Thái Lan cùng không gian xanh mát được bài trí đẹp mắt.
Liệu pháp massage chân Pattaya không chỉ nuông chiều đôi bàn chân mệt mỏi mà còn giúp mang đến những cảm xúc tích cực cho khách hàng. Trong suốt quá trình massage, bạn có thể tận hưởng cảm giác thư thái thật sự qua đôi bàn tay khéo léo của chuyên viên kỹ thuật cùng tiếng nhạc du dương êm dịu. Mọi sự căng thẳng lập tức sẽ được thuyên giảm, thay vào đó là năng lượng tích cực trong cơ thể được phục hồi nhanh chóng.
Massage chân trị liệu-Pattaya Spa
LỜI KẾT
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về massage chân có tác dụng gì. Hy vọng những thông tin này giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích về phương pháp chăm sóc sức khỏe. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, tham gia các liệu pháp massage chân tại Pattaya để duy trì trạng thái tốt nhất của cơ thể bạn nhé.